Learning how to learn: Chunking
Dear friend,
This is a summary of the online course Learning How To Learn by Prof. Barbara Oakley and Prof. Terrence Sejnowski on Coursera. This course helps you to understand how your brain and your body work during the process of learning, and then find yourself effective ways to learn.
Module 3: Chunking
- Chunking is a pack of information that forms in mind.
- Unite/compress information together
- Connect information to other information that we already knew: build large chunks from small chunks.
- How to form a chunk?
- Focus on new inform/knowledge we want to chunk: make new neuron patterns
- Understand the gist (main ideas/concepts): derive the calculation by yourself, carefully study the idea, and link it to what you already know
- Practice: practice makes perfect. Nothing can help you remember new skills/knowledge better than practicing frequently, for example, doing calculations using the formula you just learned or playing Ukulele 3 times a week,...
- How to make a strong/efficient chunk?
- After learning new things ⇒ close eyes and recall what you have learned
- Make a mind map with key ideas
- Be careful when highlighting: only highlight one main idea in a paragraph (carefully choosing the gists).
- Avoid "Illusion of Competence"
- The illusion of Competence: when we do master a knowledge but we still practice on it ⇒ waste of studying time
- Example: use the hammer to bash the pin into a wood. If we keep bashing the pin even after it lies into the wood, it cannot go further but we waste our time doing that.
- This effect makes us feel/think we are master in something but we actually knew only this tiny skill;
- Instead of spending time doing that Illusion of Competence, we should better spend time practicing higher-level skills.
- Avoid Einstellung
- The Einstellung effect is that we keep a fixed mindset when solving a problem.
- For example, we know one way to solve the problem and only use that way, do not agree/use the better way.
- Mini test and mistakes: have mini-tests to recall the knowledge. If you make mistakes, you can go back and review what is the right answer.
- Interleaving: using the knowledge we gained to solve other problems (higher level) ⇒ thinking independent, creative.
- Transfer: using chunk in this field ⇒ find relation/solve problems in other fields.
📌 SUMMARY: The pack of information these are bound together called Chunk. Chunks can be created in 3 steps: focus on new things ⇒ understand them ⇒ in practice. The chunk can be emphasized when we recall/have mini-tests/interleaving. How to make it your habit of efficiently learning? Check the next module on Procrastination and Habit.
Be Brave!
------------------Vietnamese--------------------
Chào bạn,
Dưới đây là bản tóm lược của khoá học trực tuyến Learning How To Learn - tạm dịch là "Học cách để học" được giảng dạy bởi GS. Barbara Oakley và GS. Terrence Sejnowski ở nền tảng Coursera. Đây là khoá học giúp bạn hiểu hơn về não bộ và cách cơ thể mình hoạt động khi ta "học", từ đó giúp bạn tìm được cách học tập hiệu quả hơn.
Bài 3: Nhóm thông tin - Chunking
- "Chunking" - là sự gom nhóm thông tin để não bộ dễ dàng n lưu trữ, ghi nhớ. Các đặc điểm của một nhóm thông tin là
- Gom các thông tin/kiến thức lại thành nhóm/gói;
- Tạo sự liên kết giữa các kiến thức mới vừa được học và các kiến thức có sẵn/đã biết: tạo nhóm thông tin lớn từ các nhóm thông tin nhỏ.
- Làm thế nào để tạo nên một nhóm thông tin/kiến thức khi ta học?
- Tập trung vào kiến thức mà ta muốn tạo nhóm: việc tập trung sẽ giúp não bộ nhanh chóng ghi nhớ kiến thức mới, hình thành neuron mới để lưu trữ kiến thức đó.
- Hiểu rõ ý chính: để thực sự hiểu rõ bài học, ta cần áp dụng nó vào thực tế, ví dụ như khi học một công thức toán học mới, bạn liên hệ công thức đó với các công thức/đại lượng bạn đã biết, như vậy sẽ giúp ta dễ hiểu, từ đó dễ ghi nhớ công thức toán đó hơn.
- Thực hành: "practice makes perfect". Không có cách nào giúp bạn ghi nhớ tốt hơn việc trực tiếp "động tay động chân" vào các kiến thức/kĩ năng vừa học bằng cách áp dụng nó vào thực tế và sử dụng nó một cách thường xuyên. Ví dụ như bạn muốn thành thục khả năng bơi lội, hãy tập bơi mỗi tuần không dưới 3 lần; bạn muốn nhớ một công thức toán học, hãy thử áp dụng vào giải các bài toán thực tế,...
- Làm thế nào để tạo nhóm thông tin/kiến thức hiệu quả?
- Sau khi học một kiến thức mới, bạn hãy thử nhắm mắt và nhớ lại những gì mình vừa học.
- Tạo một sơ đồ tư duy: sơ đồ tư duy giúp bạn hệ thống hoá kiến thức và mối liên hệ giữa chúng một cách trực quan, sinh động, từ đó bạn sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn;
- Lưu ý khi "highlight" - "tô đậm": thông thường trong lúc học, ta hay tô đậm các phần kiến thức mà ta cho là quan trọng. Tuy nhiên bạn chỉ nên tô đậm những ý chính, những từ khoá trong đoạn văn. Tránh việc tô đậm quá nhiều sẽ làm phân tán sự tập trung, từ đó giảm khả năng ghi nhớ kiến thức trọng tâm. Một tip cho bạn là chỉ nên tô đậm 1 ý chính cho mỗi đoạn văn bản.
- Tránh hiện tượng "Ảo tưởng sức mạnh" (Illusion of Competence)
- "Ảo tưởng sức mạnh": khi bạn đã thuần thục một kĩ năng nào đó mà vẫn tiếp tục rèn luyện nó. Điều đó giống như khi bạn dùng búa đóng một chiếc đinh vào thanh gỗ, chiếc đinh đã được đóng chắc vào thanh gỗ rồi, nhưng bạn vẫn tiếp tục đập búa. Điều đó sẽ làm phí thời gian lẫn công sức mà bạn bỏ ra, vì chiếc đinh không thể vào sâu thanh gỗ hơn được nữa.
- Ví dụ như khi bạn áp dụng định lý Pythagore cho tam giác vuông để tính độ dài các cạnh trong 100 bài tập, và bạn chắc chắn đã hiểu rõ cách sử dụng nó rồi, nhưng vẫn làm thêm bài tập từ các quyển sách luyện thi khác về định lý Pythagore, bạn đã lãng phí thời gian học tập của bạn. Thay vào đó, bạn có thể học các định lí/ công thức khác.
- Hiện tượng "Ảo tưởng sức mạnh" này nghe rất đơn giản nhưng hậu quả nó mang lại rất tệ. Nó làm ta nghĩ rằng ta đã thành thạo mọi thứ (ví dụ như giải bài toán) nhưng thực ra ta chỉ mới thành thục một phần nhỏ (định lý Pythagore cho tam giác);
- Nhận ra được hiệu ứng "Ảo tưởng sức mạnh" này, ta sẽ biết cách phân bố thời gian học tập cho hợp lí, tránh lãng phí thời gian.
- Tránh hiệu ứng Einstellung
- Bên cạnh "Ảo tưởng sức mạnh", Einstellung cũng là một hiệu ứng ta cần nhận biết và dè chừng khi học tập. Đó là khi ta ta khư khư giữ một cách nghĩ cố định trong lúc giải quyết vấn đề, mà không dám thử nghĩ khác đi.
- Ví dụ như khi bạn học và biết một cách giải cho phương trình bậc 2, bạn nghĩ rằng đó là cách giải duy nhất và chỉ áp dụng cách giải đó, mà không thử (không dám) tự tìm tòi, suy nghĩ và giải bài toán theo một cách khác.
- Những bài kiểm tra nho nhỏ và những lỗi sai sẽ giúp bạn ghi nhớ tốt hơn. Trước kì thi, bạn hãy thử tự tạo cho mình một vài bài kiểm tra nhỏ (hoặc xin đề từ các khoá trước) và thử bắt tay vào làm, với thời gian chính xác như thời gian thi thật. Nếu bạn làm sai, hãy dò lại kiến thức và làm lại. Đây là một trong những các học và luyện thi phổ biến và vô cùng hữu ích. Điểm quan trọng là bạn phải nhận ra và tự sửa/bổ sung lại kiến thức bạn đang thiếu trong các bài kiểm tra thử.
- Cao hơn nữa, bạn hãy thử sử dụng kiến thức mình vừa học để giải quyết các vấn đề trong thực tế, hoặc những vấn đề bên ngoài lĩnh vực bạn học. Ví dụ như bạn vừa học về các hệ thức lượng giác, hãy thử dùng nó để tính bài toán vật lý xem với góc như thế nào thì ta sẽ dễ dàng kéo vật nặng lên mặt phẳng nghiêng. Bạn sẽ dần rèn được suy nghĩ độc lập và sáng tạo đấy.
📌 TÓM TẮT: Các kiến thức có liên quan, được gom nhóm vào nhau gọi là "Chunk". Ta có thể gom nhóm kiến thức với 3 bước: tập trung ghi nhớ kiến thức mới => hiểu rõ kiến thức mới => thực hành để ghi nhớ tốt hơn. Ta nên sử dụng/luyện tập thường xuyên để ghi nhớ kiến thức; có thể tạo ra những bài kiểm tra nhỏ để ghi nhớ tốt hơn. Tuy nhiên, việc luyện tập thường xuyên đòi hỏi ta phải có một lịch trình cụ thể, một thói quen học tập để không bị phim ảnh hay các thú vui giải trí khác làm cho trì hoãn. Bạn hãy xem bài học tiếp theo về Sự trì hoãn và Hình thành thói quen học tập - Procrastination and Habit nhé.
Be Brave - Can đảm lên.
Comments
Post a Comment