Learning how to learn: Focused vs Diffuse thinking
Dear friend,
This is a summary of the online course Learning How To Learn by Prof. Barbara Oakley and Prof. Terrence Sejnowski on Coursera. This course helps you to understand how your brain and your body work during the process of learning, and then find yourself effective ways to learn.
Module 1: Focused vs Diffuse thinking
- Our brains have two modes: focused thinking and diffuse thinking. In daily life, we usually switch between these two modes: we are in focused mode when we spend energy on our works in diffuse mode when we feel relaxed. In short, we can distinguish between focused and diffuse thinking as
- Focused mode: concentrate on the work
- Diffuse mode: let your mind goes around
- You can easily find examples for these two modes, based on their definitions above. Some usual activities we do every day can be separated into these modes, as
- Focused mode: when we are learning in the class, focus on doing the exam;
- Diffuse mode: when we go for a walk, do exercise, sleep;
- What is the role of focused and diffuse thinking? And can we keep the brain in only one mode for a long time?
- Focused mode helps us learn new knowledge;
- Diffuse mode helps the brain relax, re-organize and link the knowledge together
- They are all important. We can not stay in only one mode for the whole day. If we stay in the focused mode for a few hours, we will feel tired and can not keep our concentration on the work. Our brains need to recharge and have time to organize the new information we learned. More about the role of diffuse mode, especially sleeping can be found in the next module Procrastination, memory, and sleep.
📌 SUMMARY: There are two modes of the brain: focused and diffuse mode. The focused mode helps us learn new thing and the diffuse mode help us relate that thing to others already in our mind. Knowing how to use and switch between these modes can help you successfully complete your work.
Be Brave.
-------------(Vietnamese)-----------------
Chào bạn,
Dưới đây là bản tóm lược của khoá học trực tuyến Learning How To Learn - tạm dịch là "Học cách để học" được giảng dạy bởi GS. Barbara Oakley và GS. Terrence Sejnowski ở nền tảng Coursera. Đây là khoá học giúp bạn hiểu hơn về não bộ và cách cơ thể mình hoạt động khi ta "học", từ đó giúp bạn tìm được cách học tập hiệu quả hơn.
Bài 1: Focused vs Diffuse thinking (Ý nghĩ tập trung và ý nghĩ tản mạn)
- Não của chúng ta có 2 trạng thái (não trạng) cơ bản: trạng thái tập trung (ý nghĩ tập trung) và trạng thái lơ đãng (ý nghĩ tản mạn). Trong cuộc sống hàng ngày, não thường chuyển đổi qua lại giữa hai trạng thái này. Ví dụ như não ta sẽ ở trạng thái tập trung khi ta đang làm việc, học tập và não chuyển sang trạng thái thư giãn khi ta tản bộ sau giờ làm. Một cách ngắn gọn, ta có thể định nghĩa 2 trạng thái của não như sau
- Trạng thái tập trung: khi ta dồn sự chú ý vào công việc ta đang làm
- Trạng thái lơ đãng: khi ta để tâm trí lơ lửng, không tập trung vào một việc cụ thể nào
- Bạn có thể dễ dàng xác định khi nào não của mình rơi vào trạng thái tập trung, khi nào rơi vào trạng thái lơ đãng, dựa trên định nghĩa cơ bản ở trên. Một số hoạt động thường ngày mà ta có thể xếp vào hai dạng não trạng trên, ví dụ là
- Trạng thái tập trung: khi bạn đang nghe giảng bài, khi bạn đang làm bài kiểm tra;
- Trạng thái lơ đãng: khi bạn đi dạo ở khuôn viên trường, khi bạn tập các bài thể dục nhẹ nhàng, hoặc cả khi bạn ngủ;
- Vậy vai trò của từng loại não trạng là gì? Và có thể hay không khi ta giữ một não trạng nhất định trong suốt một thời gian dài?
- Trạng thái tập trung giúp ta nhanh chóng tiếp thu và ghi nhớ những kiến thức mới;
- Trạng thái lơ đãng giúp não nghỉ ngơi, hồi phục, tái cấu trúc và tổ chức, đồng thời liên kết các kiến thức cũ và mới lại với nhau;
- Cả hai não trạng này đều đóng vai trò quan trọng như nhau. Cho nên, ta không thể nào giữ não ở một trạng thái nhất định trong thời gian quá dài. Ví dụ như khi ta giữ não ở trạng thái tập trung cao độ trong khoảng vài giờ, ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, đó là tín hiệu từ não và cơ thể cho biết rằng ta nên nghỉ ngơi và chuyển sang trạng thái lơ đãng. Não bộ cần nạp năng lượng và có thời gian để sắp xếp các thông tin mới và cũ. Để biết nhiều hơn nữa về cách thức hoạt động và chuyển đổi giữa hai não trạng, và lí do tại sao ta thường trì hoãn trong các hoạt động, nhất là học tập, mời bạn xem bài học số 2 về "Trì hoãn, trí nhớ và giấc ngủ" Procrastination, memory, and sleep.
📌 TÓM TẮT: Bộ não con người luôn ở một trong hai trạng thái: trạng thái tập trung và trạng thái lơ đãng. Não trạng tập trung giúp ta ghi nhớ kiến thức mới, trong khi não trạng lơ đãng là lúc não tái sắp xếp và liên kết kiến thức mới với những kiến thức cũ ta đã học. Hiểu cách não hoạt động là bước đầu để bạn tìm ra cách học tập và làm việc hiệu quả hơn.
Be Brave - Can đảm lên.
Comments
Post a Comment