Learning how to learn: Procrastination, memory and sleep

Dear friend,  

This is a summary of the online course Learning How To Learn by Prof. Barbara Oakley and Prof. Terrence Sejnowski on Coursera. This course helps you to understand how your brain and your body work during the process of learning, and then find yourself effective ways to learn.

Module 2: Procrastination, memory, and sleep


  1. Procrastination and how to overcome
    • Why do we (tend to) procrastinate? When I was in college, I only needed to go to classes a few times a week. Therefore, I had plenty of free time. And also, a college education is much different from high school - where teachers come and review your lectures every time. Hence, I waited until the very near of the examinations to start studying. And, you can easily guess, I did not have good grades during my college study. But why did I procrastinate? Was that because I had much more time than I needed? 
    • The way that leads to procrastination starts with our feeling. When we have unhappy feelings (doing the same task for hours, studying tough subjects,...) → our brains love to be happy and then want to jump to more pleasant tasks (checking FB, mail, chatting with friends,...) → by doing so, we gain the temporary feeling of happiness: that is how procrastination comes.
    • How to stop the brain from wanting new/pleasant tasks?
    • Longing for pleasant tasks is one of the brain's nature. We can use that nature to form another work style that makes the brain feel "pleasant" and "happy".
    • One of the best tools to help keep concentration is the Pomodoro technique. It is the time-management technique that was introduced by Francesco Cirillo in the 1980s. The Pomodoro method is quite simple: you spend 25 mins on focused mode + then have a break in 5 mins. In the break time, you can do whatever you want: eat small chips, fruit, go for a short walk around your place, or talk to your friends (the diffuse mode - works as a "reward"). Note that during the working time, we need to fully focus on work so turn off your notifications and do not let anything interrupt you.
  2. Types of memory and tricks to learn new things
    • There are two types of memory: short-term (working) memory and long-term memory;
    • When you are learning new things → the knowledge is printed into working memory → when you keep repeating (recall) that by studying/practicing, again and again, → the knowledge is now stored in your long-term memory.
    • Practicing the new knowledge frequently is the key method to print it into your brain.
    • There are some ways to efficiently practice your new skills/knowledge, one of them is spaced repetition. This is how it works: you learn a new statistical formula, after one day, you open the book and review it. That formula is still in your short-term memory and you can easily forget it after weeks. However, one week later, you try to recall the full formula and its meaning, if you do not remember, open your book and review it again. Keep doing so after a few times, that formula will be with you in your long-term memory.
    • The gap time between each repetition is for the brain to "dry" the mortar and form the connection.
  3. The role of sleeping
    • When I procrastinated in my college time. I did not have enough sleep since I needed to work overnight to submit my homework on time. It made me feel stressed and exhausted.
    • We need enough sleep (7-9 hours for a normal adult) every day to refresh our bodies and mind.
    • Sleeping helps brain wash out the metabolic toxins, tidy up the new knowledge.
    • Sleeping can also help rehearsal ideas and fortify them.

 📌 SUMMARY: To learn new things: find motivation (happy) - active learning (engagement) + use Pomodoro to overcome procrastination. By practicing the knowledge frequently and using spaced repetition, you can bring it to long-term memory. More about efficient ways to learn, see the next module in Chunking. Last but not least, have a good sleep!

Be Brave.


-------------(Vietnamese)-----------------

 Chào bạn,

 Dưới đây là bản tóm lược của khoá học trực tuyến Learning How To Learn - tạm dịch là "Học cách để học" được giảng dạy bởi GS. Barbara Oakley và GS. Terrence Sejnowski ở nền tảng Coursera. Đây là khoá học giúp bạn hiểu hơn về não bộ và cách cơ thể mình hoạt động khi ta "học", từ đó giúp bạn tìm được cách học tập hiệu quả hơn.  

Bài 2: Procrastination, memory, and sleep (Sự trì hoãn, trí nhớ và giấc ngủ)

  1. Sự trì hoãn và làm thế nào để vượt qua nó 
    • Tại sao con người lại có xu hướng trì hoãn những công việc quan trọng, để đến phút cuối mới bắt tay vào làm? Điều này thường xuyên diễn ra với bản thân mình của những năm Đại Học, khi chỉ học có vài buổi một tuần. Với lịch học thưa thớt của chương trình Đại Học, cộng thêm việc không có sự kiểm tra bài cũ như chương trình Trung học Phổ Thông, mình gần như để đến sát kì kiểm tra (giữa kì, cuối kì) mới bắt đầu mở sách ra và cẩn thận ghi chép/làm bài tập. Và như vậy, bạn có thể đoán được là điểm số của mình trong những năm Đại học không thể nào tốt được. Vậy lí do gì khiến mình trì hoãn? Có phải vì có quá nhiều thời gian chăng? 
    • Đầu tiên, chính cảm xúc là thứ dẫn ta tới sự trì hoãn. Khi bạn vừa mở sách ra để học bài/làm bài tập, hay khi bạn gặp một bài tập khó, một chương khó hiểu trong sách, cơ thể sẽ lập tức sinh ra cảm giác "không vui" -> vì não ta là thứ rất "ham vui", nó sẽ lập tức muốn chuyển sang các hoạt động vui vẻ khác (lướt Facebook, xem tin nhắn, hoặc nói chuyện phiếm với bạn bè,...) → khi làm các hoạt động trên, não sẽ thoát khỏi cảm giác buồn chán với bài tập khó, và rơi vào trạng thái "vui vẻ tạm thời", và não thích điều đó: đó là cách dẫn ta tới trì hoãn. 
    • Vậy làm sao để dừng ham muốn chuyển sang các "hoạt động vui vẻ" của não? 
    • Việc trì hoãn để tạm thời thoát khỏi cảm giác buồn chán khi gặp vấn đề khó, và tìm đến các công việc dễ dàng, vui vẻ khác là đặc tính tự nhiên của bộ não. Tuy nhiên, ta có thể lợi dụng đặc tính đó của não để điều chỉnh và thiết lập những công việc/cách làm việc giúp não cảm thấy chính việc học/công việc bạn đang làm thật dễ và thú vị. Từ đó, ta có thể tránh được sự trì hoãn. 
    • Một trong những cách hiệu quả giúp ta giữ sự tập trung là phương pháp Quả cà chua (the Pomodoro technique). Đây là phương pháp giúp quản lí thời gian, được đề xuất bởi Francesco Cirillo vào những năm 1980. Phương pháp Pomodoro này rất đơn giản: bạn có thể sử dụng đồng hồ bấm giờ và dành 25 phút thực sự tập trung vào công việc/bài học, khi đồng hồ reo lên báo hết giờ, bạn rời mắt khỏi bài học và dành 5 phút để thư giãn. Trong thời gian thư giãn (khi não ở trạng thái lơ đãng), bạn có thể thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đi dạo hoặc ăn nhẹ. Hết 5 phút đó, ta lại bắt đầu một hiệp Pomodoro mới với 25 phút tập trung hoàn toàn vào việc học. Hãy nhớ để điện thoại sang chế độ im lặng và dặn dò người thân đừng làm phiền trong vòng 25 phút của hiệp Pomodoro để bạn có thể hoàn toàn tập trung vào việc của mình.
  2. Các dạng trí nhớ và cách để ghi nhớ tốt kiến thức mới  
    • Có hai dạng trí nhớ cơ bản: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn;
    • Khi bạn học những điều mới → kiến thức mới sẽ được in vào bộ nhớ ngắn hạn, ở đây, nó được lưu giữ tạm thời và bạn sẽ dễ dàng quên nếu không nhắc lại các kiến thức đó → khi bạn ôn tập, nhắc lại, thực hành các kiến thức mới đó thường xuyên, chúng sẽ được khắc rõ hơn và lưu trên bộ nhớ dài hạn của bạn. Giờ đây, bạn có thể tự tin rằng bạn đã nhớ các kiến thức đó, nhưng đừng chủ quan, bạn vẫn phải nhắc lại thường xuyên nếu không muốn chúng mờ nhạt mất đi.
    • Việc thực hành sử dụng các kiến thức mới, đặc biệt là trong đời sống, một cách thường xuyên, sẽ giúp chúng in sâu hơn vào não.
    • Có một số cách để bạn có thể thực hành hiệu quả các kiến thức, kĩ năng mới. Một trong số đó là kĩ thuật "nhắc lại ngắt quãng" (spaced repetition). Kĩ thuật nhắc lại ngắt quãng có thể được hiểu như sau: khi bạn học một công thức mới, sau một ngày, bạn mở sách ra và xem lại nó. Công thức đó hiện tại vẫn nằm ở bộ nhớ tạm thời của bạn. Nhưng nếu bạn sử dụng công thức đó vào trong các bài tập vài lần một tuần, bạn sẽ dần dần nhớ nó mà không cần phải mở sách ra để xem lại. Lúc ấy, công thức đó đã nằm trong bộ nhớ dài hạn của bạn. 
    • Khoản thời gian giãn cách giữa các lần nhắc lại trong phương pháp "nhắc lại ngắt quãng" là để giúp não bạn có thời gian tạo các kết nối giữa kiến thức mới và cũ, giúp củng cố và nhớ lâu hơn.
  3. Vai trò của giấc ngủ 
    • Trong khi mình trì hoãn, mình phải thức khuya và luôn bị thiếu ngủ vì luôn phải làm bù giờ để kịp nộp bài/ chuẩn bị bài cho ngày thi. Khoảng thời gian đó mình rất căng thẳng và mệt mỏi nữa. Do mất ngủ, mình khó mà tập trung vào làm bài, do vậy kết quả cũng không thể tốt được.
    • Con người bình thường cần từ 7 đến 9 tiếng đồng hồ mỗi đêm cho một giấc ngủ đủ. Một giấc ngủ sâu sẽ giúp bạn tái khởi động lại cơ thể và bộ não.
    • Giấc ngủ còn giúp não tẩy rửa những chất độc hại sản sinh vào ban ngày, tái sắp xếp, dọn dẹp để chuẩn bị tiếp thu các kiến thức mới vào ngày hôm sau.
    • Một giấc ngủ sâu còn có thể giúp bạn sản sinh ra những ý tưởng sáng tạo, tuyệt vời.

 📌 TÓM TẮT: để học một thứ mới (và khó), điều đầu tiên ta cần làm là tự tạo/tìm động lực (cảm giác vui vẻ, hào hứng) -> ta có thể học tập một cách chủ động bằng việc sử dụng phương pháp Pomodoro để rèn luyện sự tập trung và vượt qua cám dỗ của việc trì hoãn. Để ghi nhớ tốt hơn những kiến thức mới, ta có thể áp dụng phương pháp "nhắc lại ngắt quãng". Bạn sẽ được học thêm các kĩ thuật/phương pháp khác để quản lí bản thân và học tập hiệu quả trong bài học 3 Chunking - Sự gom nhóm/đóng gói (thông tin). Và điều cuối cùng nhưng không kém quan trọng: hãy luôn ngủ đủ giấc. 

Be Brave - Can đảm lên.


Comments

Popular Posts